Chè (trà) Shan tuyết Suối Giàng (tỉnh Yên Bái)

Bất kỳ ai khi đến với Suối Giàng đều ấn tượng những cây chè Shan Tuyết to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành buộc người hái phải trèo lên mới thu hoạch được. Chè ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết, bởi thế người ta gọi là chè Shan Tuyết.

Chè (trà) Shan tuyết Suối Giàng (tỉnh Yên Bái)
Để pha được một ấm chè Shan Tuyết thơm hương, đậm vị và nước màu vàng óng, người dân ở Suối Giàng thường dùng loại ấm đất nung già và lấy nước từ trên núi chảy về để đun sôi đủ độ. Sau khâu tráng chè là chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại chờ chừng 10 phút. Chè được rót làm hai lượt để các chén có màu và vị như nhau. Trong làn khói tỏa dậy hương nghi ngút, nhấp từng ngụm sẽ cảm nhận vị ngọt thanh tao sau hàng giờ vẫn chưa tan nơi đầu lưỡi.
- Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)
- Canh atiso hầm giò lợn
- Lẩu thả (Bình Thuận)
- Bánh căn (Ninh Thuận)
- Bún chả cá Quy Nhơn
- Cá bống sông Trà (Quảng Ngãi)
- Bê thui Cầu Mống
- Bánh tráng cuốn thịt lợn 2 đầu da (Đà Nẵng)
- Bánh khoái Huế
- Bánh bột lọc nhân tôm (Thừa Thiên Huế)
- Bánh cóng Sóc Trăng
- Cơm tấm Sài Gòn
- Gỏi cuốn Sài Gòn
- Bánh khọt Vũng Tàu
- Bánh canh Trảng Bàng
- Phở khô Gia Lai
- Bún bò Huế
- Miến lươn Nghệ An
- Cơm cháy Ninh Bình
- Bánh đa cua Hải Phòng